Chính sự nhầm lẫn giữa hai hệ màu CMYK và RGB(màu hiển thị trên màn hình máy tính,tivi,...) dẫn đến ấn phẩm in ra bị lệch màu so với thiết kế.Hệ màu RGB dựa trên cơ sở phản xạ ánh sáng(màu cộng) còn hệ mày CMYK là theo cơ sở hấp thụ ánh sáng(màu trừ)
CMYK là gì?

Từ CMYK (YMCK) là từ viết tắt tiếng Anh để chỉ cơ chế hệ màu trừ trong in ấn.Hệ màu này gồm các màu sau :
- C = Cyan (xanh lơ)
- M = Magenta ( hồng sẫm)
- Y = Yello ( màu vàng )
- K = Black , Key (đen).Không dùng B mà dùng K vì B = Blue (xanh dương) trong hệ màu RGB.
RGB là gì?

RGB là viết tắt tiếng Anh để thể hiện hệ màu cộng được sử dụng trong hiển thị màu trên các màn hình TV,máy tính và các thiết bị điện tử.Hệ màu này bao gồm :
- R = red(đỏ)
- G = Green (xanh lá)
- B = Blue ( xanh dương)

Tại sao trong in ấn lại dùng hệ màu CMYK thay vì RGB ?
Trong in ấn thường dùng hệ màu CMYK vì các vật liệu in ấn như gỗ,vải,giấy,...không thể tự phát sáng. Việc phối trộn và thay đổi cường độ đậm nhạt của 3 màu CMY ta có thể tạo ra những màu tương ứng khác nhau.
Cơ chế hệ màu CMYK cũng rất dễ phối trộn vì nó tuân thủ theo những quy tắc phối màu đã được học ở trường:
- Màu xanh (Cyan) + màu hồng (Magenta) --> Màu xanh dương (Blue)
- Màu hồng (Magenta) + màu vàng (Yellow) --> Màu đỏ (Red)
- Màu xanh (Cyan) + Màu vàng (Yellow) --> Màu xanh lá cây (Green)
- Màu xanh(Cyan) + Màu hồng(Magenta) + Màu vàng(Yellow) --> Màu đen( Key)
Tuy nhiên,do in ấn không thể tạo ra sự đậm nhạt cho mỗi thành phần màu nên người ta sẽ in ảnh thành những điểm nhỏ(TRAM).
Điểm TRAM nhỏ thì vùng đó sáng hơn,ngược lại điểm TRAM lớn thì sẽ tối hơn.Nhờ TRAM mà khi nhìn vào ảnh sẽ có cảm giác sáng tối như ảnh gốc.
Trong khi đó hệ màu,hệ màu RGB là hệ màu cộng chỉ có thể thực hiện được trên các vật có khả năng phát sáng và màn hình TV,điện thoại,máy tính là thích hợp nhất.
Tóm lại, trong in ấn dùng hệ màu CMYK là thích hợp nhất vì nó có thể giảm thiểu khả năng sai lệch màu của thiết kế sau in.Đồng thời,kết quả in ấn cuối cùng rất cao cấp và độ tương phản cao.
(Bài viết trên của inhalong.com.vn)